Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

THỦ THUẬT HỌC DRUPAL 7

THỦ THUẬT HỌC DRUPAL 7
Nếu chưa quen thao tác trên website Drupal 7 giao diện tiếng Anh thì bạn có thể chuyển sang giao diện tiếng Việt để thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng. Drupal 7 không những giúp quản trị thay đổi ngôn ngữ mặc định trên website mà còn có khả năng hỗ trợ khách truy cập website tự chuyển đổi ngôn ngữ khi cần thiết, tức là bạn có thể tạo ra một website đa ngôn ngữ. Ngoài ra, phần này cũng giới thiệu về cách tạo hiệu ứng trình diễn bài viết.

17. Ngôn ngữ trên website Drupal 7

- Cài đặt tiếng Việt cho website

Trong phần 2 có giới thiệu cách cài ngôn ngữ Tiếng Việt (việt hóa giao diện Drupal) bằng cách chép gói ngôn ngữ này (tập tin drupal-7.2.vi.po) vào thư mục news\profiles\standard \translations. Nếu chưa cài đặt ở bước cài đặt Drupal thì bạn có thể thực hiện theo các bước gợi ý sau.

Đầu tiên, bạn cần chép gói ngôn ngữ tiếng Việt vào thư mục translations (tải về tại đây) để việt hóa giao diện. Lưu ý, bạn thực hiện tương tự đối với các ngôn ngữ khác. Nhưng trước khi thiết lập sử dụng ngôn ngữ, bạn cần kích hoạt hai module Content translation và Locale trong nhân của Drupal.
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Sau khi bấm Save configuration, bạn vào menu Configuration rồi kéo thanh trượt của trình duyệt, tìm đến khung Regional and Languages, bấm vào liên kết Language. Trong trang hiện ra, bạn bấm Add language rồi tìm gói ngôn ngữ Vietnamese (Tiếng Việt) trong khung Language name, bấm Add Language.
Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Để việt hóa giao diện và chọn làm ngôn ngữ mặc định của website, bạn đánh dấu chọn vào ô ở hàngVietnamese và cột Default, bấm Save configuration. Bây giờ, bạn hãy Refresh lại trình duyệt để xem kết quả. Theo giới thiệu, gói ngôn ngữ chỉ việt hóa được khoảng 70,64% ngôn ngữ trên giao diện (chủ yếu là đối với nhân Drupal) nên một số từ và cụm từ tiếng Anh không thay đổi.
Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Ngoài ra, thẻ tính năng Translate trong liên kết Translate imterface giúp người quản trị web tự tay Việt hóa giao diện. Bạn sử dụng khung Filter Translatable Strings để lọc ra những từ, cụm từ chưa được dịch trên hệ thống rồi bấm edit ở từng nhóm, nhập vào khung Vietnamese từ (cụm từ) thay thế, bấm Save translations.
Để thực hiện tìm kiếm, bạn chọn ở mục Search in với các lựa chọn Both translated and untranslated strings (tìm tất cả những chuỗi đã dịch và chưa dịch), Only translate strings (lọc ra những chuỗi đã dịch), Only untranslate strings (lọc ra những chuỗi chưa dịch). Ngoài những chuỗi chưa dịch, bạn có thể dịch lại những chuỗi đã dịch nếu cảm thấy các từ, cụm từ được dịch chưa phù hợp. 
Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
- Cài đặt đa ngôn ngữ cho website
Đầu tiên, bạn cần tải module Internationalization (hay i18n) và tải thêm các module hỗ trợ: VariableLanguage iconsLanguage Switcher. Sau đó, bạn chép các module này vào thư mục news\sites\all\modules rồi tiến hành kích hoạt (gồm các module: Veriable, Language icon, Language Switcher). Lưu ý, bạn cần phải kích hoạt hai module Content translation và Locale trong nhân của Drupal trước khi thực hiện. Tiếp theo, bạn cài đặt thêm các ngôn ngữ khác tương tự như cách cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt.
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Để tạo tùy chọn ngôn ngữ trong kiểu nội dung (Add content), bạn cần phải thiết lập hỗ trợ đa ngôn ngữ cho kiểu nội dung đó. Bạn vào menu Structure bấm Content types, rồi bấm Edit ở kiểu nội dung cần thiết lập. Ví dụ, với kiểu nội dung Article, bạn chọn thẻ Edit bấm vào mục Publishing options rồi chọn Enable with translation ở cửa sổ bên phải, bấm Save content type. Sau này, khi biên tập nội dung bài viết thì sẽ xuất hiện thêm một mục tùy chọn Language trong kiểu nội dung đang dùng.
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Nếu website đã có sẵn nội dung trước kích hoạt các module hỗ trợ ngôn ngữ thì bạn bấm Edit để chọn ngôn ngữ cho bài viết ở mục Language sau khi đã thiết lập chế độ đa ngôn ngữ, bởi vì chúng đang ở trạng tháiLanguage Neutral. Bây giờ, bạn cần phải dịch bài gốc sang các ngôn ngữ đã cài đặt trên website, bằng cách bấm nút Translate ở từng bài viết. Trong trang hiện ra, bạn bấm Add translation ở từng ngôn ngữ rồi tiến hành dịch nội dung bài viết, bấm Save.
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Đến đây website đã hỗ trợ nhiều ngôn ngữ nhưng bạn cần tạo bộ chọn ngôn ngữ trên bài viết (hoặc tại trang chủ) để người xem chuyển đổi qua lại giữa các ngôn ngữ. Khi đó, module Language Switcher sẽ phát huy công dụng của nó, là tạo bộ chọn ngôn ngữ. Để thiết lập kiểu hiển thị cho bộ chọn ngôn ngữ, bạn vào menuConfiguration, bấm vào liên kết Language, chọn thẻ Language Switcher. Khung Content selection mode có ba lựa chọn: Only current language (hiển thị nội dung theo ngôn ngữ đang dùng), Selected languages from language block (chọn xem bài viết theo ngôn ngữ trong khung trên trang chủ), All contentNo language conditions apply (hiển thị tất cả nội dung, không áp dụng điều kiện ngôn ngữ).
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Khi xong, bạn hãy thoát khỏi tài khoản quản trị và xem kết quả thực hiện của mình.

18. Tạo hiệu ứng trình diễn bài viết

Chúng ta có thể tạo cho website của mình một khung với hiệu ứng trình diễn tương tự, bằng module Views Slideshow.

* Chuẩn bị và kích hoạt các module


Bạn cần tải các module: ViewsViews SlideshowChaos tool suiteLink FieldToken. Sau khi tải về, bạn giải nén các module vào thư mục news\sites\all\modules, rồi tiến hành kích hoạt tất cả các module này.

* Các bước thiết lập

- Tạo bộ nhớ đệm lưu hình ảnh

Trước tiên, bạn cần tạo hai dạng hiển thị hình ảnh trong khung trình diễn: kiểu ảnh lớn (fullsize) và kiểu thu nhỏ (thumbsize). Trong phần hướng dẫn này, tác giả sử dụng kiểu ảnh lớn (ảnh trượt) có kích thước 400×280, kiểu ảnh thu nhỏ có kích thước 160×80. Tùy theo yêu cầu thiết kế, bạn có thể tự quy định kích thước của hai kiểu ảnh này.
Để thực hiện, bạn vào menu Configuration, tìm khung Media, bấm vào liên kết Image Style. Bạn bấm Add Style rồi nhập chữ fullzize vào ô Style name, bấm Create new style. Trong khung Effect, bạn chọn Resize rồi bấm nút Add, nhập hai kích thước vào ô WidthHeight (Width: 400, Height: 280). Thực hiện tương tự đối với kiểu ảnh thu nhỏ thumbsize.
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
- Tạo kiểu nội dung mới

Để tạo kiểu nội dung, bạn bấm Add content types, có thể đặt tên vào ô Name là Article Slider, nhập nội dung vào ô Description và giữa nguyên các tùy chọn khác. Riêng ở mục Publishing options, bạn chỉ giữ tùy chọnPublished và bỏ dấu chọn ở ô Promoted to front page. Khi xong, bạn bấm Save and add fields.
Tiếp theo, bạn thêm vào các trường mới:

+ Image field: ô Label (nhập vào Slider Image), ô field_(nhập vào slider_image), khung Type of data to store(chọn Image), bấm Save, bấm Save field settings. Đến bước thiết lập kiểu nội dung Article Slider, bạn nhập vào Label- tên của mục hình ảnh trong kiểu nội dung, Help text- phần văn bản gợi ý, Allow file extensions- các định dạng ảnh cho phép, Maximum image resolution- kích thước ảnh tối đa được phép tải lên, Minimum image resolution- kích thước ảnh tối thiểu được phép tải lên, Maximum upload size- dung lượng tập tin ảnh tối đa được tải lên,... bấm Save settings.
+ Link field: ô Label (nhập vào Slider Link), ô field_(nhập vào slider_link), khung Type of data to store (chọn Link), bấm Save, bấm Save field settings. Sau đó, bạn cần thiết lập về kiểu hiển thị mục Slider Link trong kiểu nội dung Article Slider rồi bấm bấm Save settings.
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Ở thẻ Manage Fields, bạn bấm Show row weights để thay đổi thứ tự sắp xếp của các trường trong kiểu nội dung Article Slider. Lưu ý, bạn có thể xem lại cách tạo kiểu nội dung mới ở mục 8 phần 4 của loạt bài viết này.

- Tạo bài viết cho kiểu nội dung Article Slider

Sau khi đã tạo xong kiểu nội dung Article Slider, bạn cần tạo khoảng 4 bài viết để làm minh họa cho phần trình diễn bài viết. Việc viết bài cũng thực hiện tương tư như các kiểu nội dung khác, tức là bấm Add content, bấm vào liên kết Article Slider, nhập vào tiêu đề bài viết, chọn ảnh đại diện Article Image,…

- Tạo kiểu hiển thị mới
Để tạo kiểu hiển thị mới, bạn vào menu Structure, bấm vào liên kết Views, bấm Add new view. Bạn nhập vào ôView name tên kiểu hiển thị (ví dụ Article Slider), chọn Content ở khung Show, chọn Article Slider ở khung of type. Bạn bỏ dấu chọn ở ô Create a page, rồi đánh dấu chọn vào ô Create a block, chọn Slideshow ở trườngDisplay Format, chọn fields ở trường of, bấm Continue & edit.
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Trong khung Display, bạn bấm nút Add ở mục Fields, chọn Content ở trường Filter để lọc ra các nội dung, rồi tìm đến ô Content Slider Link, bấm Add and configure fields. Ở trang tiếp theo, bạn bỏ dấu chọn ở ô Create a label, đánh dấu chọn vào ô Exclude from display, bấm Apply (all displays).
Thực hiện tương tự đối với Content Slider Image nhưng không đánh dấu chọn vào ô Exclude from display và bạn cần thiết lập thêm một số tùy chọn khác: Fomatter (chọn Image), Image style (chọn kiểu hình ảnh fullsize), Link image to (chọn Nothing), đánh dấu chọn vào ô Output this field as a link ở khung Rewrite results (nhập vào ô Link path cú pháp [field_slider_link]), bấm Apply (all displays).
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Bạn thực hiện thêm một lần nữa các thao tác trên đối với dạng hình ảnh thu nhỏ (thumbsize), tức là đến bướcImage style chọn thumbsize nhưng bạn cần đánh dấu chọn vào ô Exclude from display. Trước khi thiết lập kiểu trình diễn, bạn cần tải về gói tập tin tạo hiệu ứng jQuery Cycle Plugin. Sau khi tải về, bạn tiến hành giải nén vào thư mục libraries (news\sites\all\libraries\), rồi tạo một thư mục con trong thư mục này (tên là jquery.cycle), sao chép tập tin jquery.cycle.all.min.js vào thư mục con vừa tạo. Trở lại khung Display ở cửa sổ quản trị, bạn bấm Settings ở mục Formats.
 Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Trong hộp thoại hiện ra, bạn cần thiết lập ở các mục: List type (chọn Unordered list), Effect (chọn fade), Action(chọn Pause on hover), Widgets (có thể chọn các tùy chọn trong Top widgets hoặc Bottom widgets). Nếu chọnPaper ở mục Bottom widgets thì bạn thêm các tùy chọn khác: Paper type (chọn Fields), Paper fields (chọn Content Slider Image và Activate Slide and Pause on Pager Hover), bấm Apply (all displays).

- Kích hoạt và thiết lập cho block View: Article Slider
Đến đây, bạn đã có được khung trình diễn bài viết và chỉ cần đặt vào một khung tính năng trên website (có thể xem lại ở mục 4 phần 3). Sau khi kích hoạt xong, bạn bấm configuration của block View: Article Slider rồi nhập <none> vào ô Block Title để không hiển thị tiêu đề của khung tính năng, bấm Save block.
Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 8
Ngoài ra, bạn có thể tự tạo riêng một khung tính năng cho Article Slider bằng cách chỉnh sửa tập tin có phần mở rộng .info và tập tin page.tpl.php của giao diện đang dùng.

THỦ THUẬT HỌC WORDPRESS

THỦ THUẬT HỌC WORDPRESS

Tại sao Make lại độc đáo?

Khi vừa tải về và cài vào thì có thể bạn sẽ nghĩ Make cũng là một theme blog thông thường. Nhưng sự thật là không phải thế, nói đúng hơn nó là một framework theme để bạn có thể sử dụng nó tạo ra các phiên bản theme cho riêng mình nhờ vào hệ thốngCustomizer với hơn 300 tùy chọn, con số thật ấn tượng phải không nào.
Với Make, bạn có thể tạo ra một theme dạng gallery, theme blog (rất đẹp), theme cho Woocommerce để làm trang bán hàng hoặc nhiều hơn thế nữa.
Mặc dù nó tốt như vậy nhưng theme này rất nhẹ nhàng và tất cả tùy chọn được đưa vào khu vực Customize trên WordPress nên nhìn rất gọn chứ không “um tùm” như các theme hàng khủng khác.
make-theme-customizer

Các tính năng nổi bật

Hỗ trợ Woocommerce và Easy Digital Download

Make hỗ trợ khá tốt cho Woocommerce và Easy Digital Download.
Đây là 2 plugin thương mại điện tử phổ biến nhất trên WordPress ở thời điểm hiện tại nên Make có thể hỗ trợ hiển thị các sản phẩm rất tốt. Không chỉ thế, nó còn hỗ trợ cả những tùy chọn riêng biệt để bạn thỏa sức làm một trang bán hàng theo ý của mình.

Sử dụng với thao tác Kéo & Thả [Plus]

Bạn không rành code? Không thành vấn đề với Make vì nó tạo ra là để phục vụ người dùng phổ thông nên bạn có thể yên tâm về mức độ sử dụng. Với hệ thống Drag & Drop được tích hợp sẵn, bạn muốn chèn cái gì vào website thì cứ việc bấm Kéo rồi Thả.
Trong hệ thống Drag & Drop nó còn hỗ trợ sẵn cho bạn 5 loại box phổ biến nhát là Text, Blank, Banner, Gallery và Product. Ở bản miễn phí bạn không có box Product để hiển thị sản phẩm.

Hàng trăm tùy chọn tại Customize

Với số lượng hàng trăm tùy chọn như Make đang có thì mình nghĩ bạn sẽ hạn chế việc chui vào code hay CSS để chỉnh sửa theo ý muốn của bạn, chỉ cần click và chọn là bạn có thể xây dựng được một giao diện mang phong cách riêng của mình rồi.
Hơn nữa hiện nay WordPress đã hỗ trợ thêm và xem trước widget ngay phần Customize nên bạn sẽ dễ dàng hơn để xây dựng giao diện cho riêng mình.

Hỗ trợ nhiều style khác nhau

Nếu bạn không có mắt thẩm mỹ thì Make cũng có thể giúp bạn bằng cách cho phép bạn chọn style giao diện như ý của mình.

Responsive Designmake-theme-responsive

Thiết kế tương tác gần như là yếu tố bắt buộc phải có trong thời buổi hiện nay để theme có thể hiển thị tốt trên các trình duyệt di động, nên Make bản thân là một theme tốt thì không thể nào thiếu phần này được. Website của bạn bảo đảm sẽ hiển thị một cách tốt nhất trên điện thoại di động.

Mã HTML đạt chuẩn W3C

Như mình đã nói ở trên, code trong theme của họ rất dễ nhìn và quản lý nhưng thậm chí đến mã HTML, Javascript và CSS họ cũng viết theo chuẩn chung của W3C. Nếu bạn muốn viết thêm CSS thì trong theme họ cũng có kèm theo các file Sass để bạn có thể viết CSS mạnh mẽ hơn.

Hỗ trợ nhiều options cho mỗi page [Plus]

Để nâng cao khả năng tùy biến tới mức cao nhất, bạn có thể sử dụng các tùy chọn khi tiến hành tạo Page và Post, tránh việc trang nào cũng giống trang nào làm mất đi vẻ chuyên nghiệp.

Chọn nhiều layout [Plus]

Khi tạo Page và Post, bạn có thể sử dụng tính năng custom layout để làm trang có một sidebar, hai sidebar hoặc full width theo sở thích của chính mình.

Hỗ trợ style cho contact form

Hiện nay có hai plugin tạo form nổi tiếng nhất đó là Contact Form 7 và Gravity Form, nên Make cũng hỗ trợ hiển thị hai form đó rất tốt, tránh việc các form không có style đồng nhất với giao diện.

Tích hợp Google Fonts

Các font chữ phổ thông làm bạn chán ngấy hoặc không thể làm toát lên phong cách trên giao diện của bạn? Vậy thì hãy thử các font chữ trên Google Fonts để bạn có nhiều lựa chọn hơn, có hỗ trợ tiếng Việt.

Chèn widget vào nội dung [Plus]

Nếu bạn có widget nào cần sử dụng trong bài thì Make sẽ giúp bạn đưa nó vào.

Tài liệu hướng dẫn

Để hỗ trợ nhiều người làm quen với theme Make, họ đã xây dựng một trang documentation khá chi tiết mà bạn có thể xem tại đây.

Video hướng dẫn [Plus]

Lười đọc chữ? Vậy thì xem video cho gọn và nhanh nhé.
Ngoài ra còn có rất nhiều tính năng khác nữa nhưng liệt kê ra thì có vẻ hơi dài dòng nên bạn có thể tự khám phá thêm.


10 LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI MỚI HỌC LẬP TRÌNH PHP

Ngôn ngữ PHP chiếm thị phần cao nhất trong mảng lập trình web và có tài liệu dạy lập trình php rất phong phú
,các website nổi tiếng sử dụng ngôn ngữ PHP như Facebook và WordPress.

Bài viết này giới thiệu với bạn đọc một số lời khuyên quý báu của các chuyên gia PHP dành cho người mới bước 
chân vào con đường tìm hiểu php để làm web.
1. Keith Casey: Hãy Google trước khi hỏi
Casey là chủ của một cửa hàng bán phần mềm và là một diễn giả rất có tiếng trong các cuộc hội thảo lớn về PHP.
Lời khuyên của ông nhấn mạnh việc hãy biết mình đang ở đâu trong cộng đồng PHP cùng với một câu châm ngôn đang ngày càng trở nên quan trọng: Google trước khi hỏi.
“Hãy tham gia ngay vào một nhóm người dùng PHP (PHP User’s Group). Có vô số nhóm người dùng PHP ở mọi nơi trên thế giới. Đó là nơi những người thông minh tập hợp để thảo luận, khám phá những ý tưởng, và giúp đỡ lẫn nhau. Kiến thức của họ rất rộng, hãy kết giao với những người thông minh đó vì ở đó ta sẽ tìm được những cuốn tài liệu dạy lập trình php rất bổ ích.
“Hãy nhớ thử tìm kiếm trên Google trước khi đặt câu hỏi. Chẳng có ai thích những kẻ lười biếng cả”.
 
2. Elizabeth Naramore: Bắt đầu với OOP
Naramore hiện đang là nhân viên của SourceForge và người sáng lập trang PHPWomen.org. 
Đối với người vừa mới bắt đầu học PHP, Naramore cho rằng nên có một nền tảng vững chắc trong việc 
lập trình hướng đối tượng (OOP) trước khi tìm hiểu sâu hơn vào PHP.
“Nếu bạn vốn không xuất thân từ lĩnh vực lập trình, hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên tắc căn bản
 của phát triển phần mềm. Những vấn đề cần chú ý như lập trình hướng đối tượng (OOP),
 phát triển hướng kiểm thử (test driven development), quản lí phiên bản (version control), 
gỡ lỗi (debugging), các mẫu thiết kế (design pattern), vv).
“Nếu bạn đã thử và không thể giải quyết vấn đề của bạn, đừng ngại hỏi. 
Các cộng đồng PHP nói chung rất hữu ích và thân thiện. Có vô số tài nguyên cho những người mới trên mạng.
 Nhờ đến sự trợ giúp của cộng đồng, cho dù đó là một nhóm người dùng địa phương, một dự án mã nguồn
 mở của cộng đồng, hay một kênh IRC như #phpc trên freenode”.

3. Eamon Leonard: Tham gia các dự án mã nguồn mở
Leonard điều hành một công ti phần mềm đặt tại Ireland và là đồng sáng lập CloudSplit, một dịch vụ phân tích 
thời gian thực cho công nghệ điện toán đám mây. Giống như nhiều đồng nghiệp của mình, ông khuyên rằng hãy 
ố gắng tham gia các dự án mã nguồn mở ngay cả khi mới bắt đầu học PHP.
“Hãy tham gia vào các dự án mã nguồn mở ngay sau khi bạn nắm bắt được các vấn đề cơ bản… 
Việc này khiến bạn có thể truy cập vào mã nguồn của các dự án và là một cơ hội rất lớn để học hỏi từ 
các chuyên gia kì cựu trong ngành”.
“Tìm và lập tài liệu cho các lỗi có thể tái phát sinh là một nhiệm vụ rất tốn thời gian và được đánh giá cao
 bởi bất kỳ nhóm phát triển mã nguồn mở nào… Khi thuê các nhà phát triển để làm việc với chúng tôi, 
chúng tôi sẽ dành nhiều sự ưu ái hơn cho những ai đã từng làm việc trên một dự án phần mềm mã nguồn mở”.

4. Lorna Jane Mitchell: Hãy bắt tay vào làm (Just do it)
“Lornajane” là tên gọi phổ biến hơn của Mitchell trên cộng đồng trực tuyến, là một nhà cố vấn,
 nhà phát triển phần mềm, một tác giả và diễn giả về PHP.
Cô đưa ra một lời khuyên khá nổi tiếng trong giới chuyên môn: Hãy bắt tay vào làm (Just do it).
“Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước! PHP là một ngôn ngữ rất dễ học. Cách tốt nhất để tìm hiểu xem cái
 gì đó hoạt động như thế nào là bắt tay vào làm thử.
“Bất cứ ai cũng có thể lập trình PHP. Ít khó khăn khi tham gia có nghĩa là có rất nhiều code PHP tồi trên thế giới. 
Nhưng những đoạn code PHP tồi mà chạy tốt thì cũng vẫn hữu ích.
 Cá nhân tôi nghĩ rằng nếu bạn có thể giải quyết vấn đề của bạn với PHP thì cứ mạnh dạn bắt tay vào
 code ngay cả khi nó chưa hoàn hảo”.

5. Chris Cornutt: Tránh những đoạn code rối rắm
Cornutt điều hành PHPDeveloper.org và Joind.in. Ông đã bắt đầu lập trình PHP từ năm 1998. 
Trong lời khuyên của ông dành những người mới bắt đầu phát triển PHP, ông cảnh báo về những đoạn code 
rối rắm.
“Tôi nghĩ rằng những phát triển mới sẽ dễ dàng bị chán nản với những đoạn code rối rắm, đau đầu…
 Những người mới bắt đầu và có một chút thích thú với ngôn ngữ PHP thường rất hăng hái viết code 
với tâm lí là chỉ cần code chạy được là được, nhưng tôi dám chắc rằng hơn một nửa trong số họ sẽ bỏ cuộc”.
“Hãy thử tìm một người cố vấn có thể hướng dẫn bạn một số bước đi ban đầu. 
Bạn sẽ cảm nhận được một sự khác biệt rất lớn khi bạn có một người nào đó để bàn luận. 
IRC là một lựa chọn tốt, nhưng một người để có thể gặp mặt để học hỏi sẽ tốt hơn rất nhiều.
Thường họ có rất nhiều các trang web với vô số các đoạn code và các ví dụ PHP đã giúp họ vượt qua
 những tình huống khó khăn. Một số ví dụ rất hay, một số không có ích nhiều lắm nhưng hãy học chúng
 một cách dần dần. Phát triển PHP cũng giống như bất cứ điều gì khác, là một kỹ năng mà cần phải được
 mài giũa – bạn không thể nhảy bụp vào và trở thành một chuyên gia sau một đêm được”.

6. Abraham Williams: Học Drupal
Williams là một nhà phát triển và tự gọi mình là một “người ủng hộ các hacker” (hacker advocate). 
Ông cũng khuyên những người mới lập trình PHP nên tham gia vào các dự án lập trình mã nguồn mở.
“Tìm một dự án hoặc cộng đồng chất lượng (tốt nhất là các dự án phát triển theo định hướng mã nguồn mở) 
để đóng góp vào. Tìm hiểu về các đoạn mã, con người và văn hóa riêng của dự án đó. 
Bạn sẽ học hỏi được từ các nhà phát triển có kinh nghiệm, niềm đam mê với những đoạn code chất lượng
 cùng với một cộng đồng thân thiện. Những người mới sẽ nhận được nhiều hơn từ việc đề xuất các đoạn code
 cải tiến trong các bản vá và thậm chí từ việc làm thế nào để là một thành viên cộng đồng tốt hơn”.
“Tôi cho rằng các dự án Drupal là một điểm khởi đầu tốt. Đó là một cộng đồng trưởng thành và hùng hậu,
 có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Ngoài ra, có rất nhiều cơ hội việc làm đối với các nhà phát triển Drupal giỏi”.

7. Demian Turner: Học hỏi từ các coder nhiều kinh nghiệm
Turner đã làm việc với các web và các dự án mã nguồn mở từ năm 1996. Ông điều hành PHPKitchen.com và 
gần đây là một trong những người lọt vào chung kết cuộc thi doanh nhân khởi nghiệp Seedcamp.
Ông đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý báu cho những người mới phát triển PHP để tiết kiệm thời gian, 
cải thiện các đoạn code tốt hơn và giúp duy trì được sự yêu thích viết code.
“Đọc các code của các nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm. Đó luôn là những cách tốt hơn, 
sáng sủa hơn để giải quyết các vấn đề bạn gặp phải. Đừng phát minh lại bánh xe, bạn sẽ luôn có thừa các 
công cụ, thư viện sẵn có để lập trình. Hãy sử dụng các thư viện có uy tín bất cứ khi nào bạn có thể thay vì
 tự viết code từ đầu”.
“Đảm bảo rằng code của bạn thật dễ hiểu. Nếu chính bạn cũng không thể hiểu được code mà bạn viết ra sau 
sáu tháng sau thì làm sao các nhà phát triển khác có thể hiểu nổi?”.
“Luôn cố gắng đơn giản hóa các đoạn code. Sẽ vất vả hơn để viết các đoạn code đơn giản hơn nhưng một cấu 
trúc code nhất quán sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức hơn khi phải bảo trì”.
“Cuối cùng, tìm hiểu về một số các lập trình viên xuất sắc và cách làm thế nào họ giữ được niềm đam mê về 
nghệ thuật lập trình trong nhiều năm như vậy”.

8. Stuart Herbert:
Tìm hiểu về phát triển hướng kiểm thử (test-driven development), tính đóng gói (encapsulation) v
à quản lí mã nguồn (source control)
Herbert đã bắt đầu code PHP kể từ năm 1999. Ông đã viết về PHP trong nhiều năm và đã đóng góp rất nhiều
 cho Gentoo Linux.
Đối với những người phát triển PHP, ông khuyên “Hãy tìm hiểu về việc phát triển hướng thử nghiệm và đóng gói. Một khi hiểu về nó, bạn sẽ viết code nhanh hơn. Và bất cứ ai phát triển kế thừa từ những đoạn code của bạn sẽ cảm ơn bạn rất nhiều”.
“Tìm hiểu về việc quản lí mã nguồn chưa bao giờ được xem nhẹ”.
Ông cũng nói rằng sức mạnh lớn nhất của ngôn ngữ PHP là bộ tài liệu tuyệt vời và hoàn toàn miễn phí tại 
PHP.net. Với một số ngôn ngữ khác, có thể bạn sẽ cần phải đi ra ngoài và mua các tài liệu như sách ngoại trừ với PHP”.

9. Maggie Nelson: Tìm hiểu về lưu trữ dữ liệu (data storage)
Nelson là một nhà phát triển PHP hiện đang làm việc cho Flickr.
Cô nói rằng những người mới học PHP nên bắt đầu học về lưu trữ dữ liệu ngay từ khi mới bắt đầu.
“Hầu như bạn sẽ sử dụng PHP cho các ứng dụng web. Các ứng dụng web nổi trội là những ứng dụng 
web sử dụng dữ liệu theo những cách không bình thường để giải quyết những vấn đề bình thường. 
Nếu bạn chỉ vừa bắt đầu với PHP và đây là ngôn ngữ lập trình đầu tiên của bạn, hãy dành một hoặc 
hai ngày để đọc về lưu trữ dữ liệu và một chút về SQL. PHP được biết đến là hoạt động rất tốt với các
 cơ sở dữ liệu. Hãy thử tìm hiểu về MySQL, các cơ sở dữ liệu quan hệ khác và một vài giải pháp lưu trữ NoSQL”.
“Hãy tự viết code cho ít nhất một ứng dụng mà không dùng bất cứ thư viện hay framework hỗ trợ nào. 
Thế giới PHP cung cấp rất nhiều các framework tuyệt vời và có thể dễ dàng trừu tượng hóa (abstract) 
việc truy cập dữ liệu, nhưng hãy luôn đảm bảo rằng bạn thực sự hiểu dữ liệu thực sự được thao tác ra sao
 đằng sau hậu trường!”.

10. Michael Maclean: Tìm hiểu về bảo mật
Maclean là một nhà phát triển PHP và Python tại Outer Hebrides, Scotland.
Ông nói: “Khá dễ dàng để có thể hiểu và code PHP, đó là lí do tại sao rất nhiều người sử dụng nó, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là phải xem trên thực tế mọi người đang dùng nó như thế nào. Thay vì viết tất cả mọi thứ từ đầu, hãy tìm hiểu một vài framework. Việc này sẽ giúp bạn có một điểm xuất phát thuận lợi hơn.
“Ngoài ra nên học thêm về bảo mật. Trong quá khứ, PHP đã bị nhiều chỉ trích về vấn đề này. Đó là mặt trái của tính dễ sử dụng của PHP. Có nhiều nguồn sách vở và tài nguyên trên mạng trình bày về cách tránh đối phó với các vấn đề bảo mật. Hãy tìm đọc những cuốn sách và thông tin trên mạng về chủ đề bảo mật của các tác giả Chris Shiflett và Ilia Alshanetsky”.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Tuyển thực tập lập trình wordpress

Nhằm phát triển chất lượng các dự án của công ty .ATD tuyển thực tập lập trình wordpress nhằn trang bị cho học viên những kỹ năng cần thiết để sử dụng thành thạo nhanh chóng và hiệu quả nhất để cung cấp nhân lực và việc làm cho thị trường CNTT.

Đối tượng thực tập

- Sinh viên các khối nghanh khoa học kỹ thuật đang trong quá trính kết thúc khoa học, đã ra trường nhưng chưa đủ kinh nghiệm cần thực tập để nâng cao tay nghề và đam mê đi theo con đượng lập trình web.
- Học viên các trường Aptech ,NIIT, các trường dạy nghề muốn nâng cao trình độ cọ sát với công việc thực tế.
- Các sinh viên đã, đang thực tập ở công ty phần mềm thiết kế web khác
- Sinh viên năm 1, 2, 3 năm cuối của các trường muốn tìm nơi thực tập và công việc làm partime.
thực tập viên tuổi từ 18 đến 26.

Hồ sơ bao gồm :

- 01 bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- CV nêu tóm tắt quá trình làm việc
- Bằng cấp, chứng chỉ liên quan công chứng
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương
- CMT công chứng
- 01 ảnh 3x4

Thời gian thực tập - học phí

• 2 tháng, Tuần 3 buổi, buổi 2 giờ hoặc thứ 7 (tuần 1 buổi, 4 giờ/buổi)
• 2.000.000 vnđ.
HOÀN TẤT CHƯƠNG TRÌNH HỌC VIÊN ĐỦ KHẢ NĂNG
• Cam kết sau khi hoàn tất khóa học, học viên có thể xây dựng trang blog cá nhân, trang web doanh nghiệp, thương mại điện tử với độ bảo mật và SEO tốt nhất.

Liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN AN TÂM ĐỨC
Trụ sở: P.1114 Tòa nhà 789, Bộ tổng tham mưu Bộ Quốc Phòng, Mỹ Đình, Hà Nội – VPGD: P.01 tầng 11, tòa nhà SDU – Sông Đà, Trần Phú, Hà Nội.
Điện thoại: 04.62966.151 Hotline Mr.Dương Bốn 097.5252.437 – 0942.459.521 hoặc Mr.Thái: 0966.444.646
Email: daotaolaptrinh.edu@gmail.com
Website: daotaolaptrinh.edu.vn